PHÂN BIỆT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1 VÀ TYPE 2

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính và gần như không thể chữa khỏi được, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế sớm ở các nước phát triển, chủ yếu do các biến chứng tim mạch. Bệnh ĐTĐ gồm 2 type chính là ĐTĐ type 1 chiếm khoảng 10% và ĐTĐ type 2 chiếm gần 90%.

Kết quả hình ảnh cho TYPE 1 AND TYPE 2

1. Tổng quan

 

Tại Việt Nam, ĐTĐ nằm trong nhóm 4 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và cũng gây thiệt hại nhiều nhất cho cả người bệnh và xã hội. Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18 đến 69 tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%.

Việc chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh đái tháo đường là việc làm cần thiết giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ĐTĐ, giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Trong đó việc quan trọng ban đầu đó là việc chẩn đoán chính xác người bệnh thuộc đái tháo đường type 1 hay type 2 để có phác đồ điều trị, theo dõi phù hợp.

2. Bản bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế về việc phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Kết quả hình ảnh cho TYPE 1

Đặc điểm Đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 2
Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành
Khởi phát Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng – Sút cân nhanh chóng.
– Đái nhiều.
– Uống nhiều
– Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
– Thể trạng béo, thừa cân
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
– Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh cao.
– Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)- Hội chứng buồng trứng đa nang
Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu Dương tính Thường không có
C-peptid Thấp/không đo được Bình thường hoặc tăng
Kháng thể
Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Kháng Insulin (IAA)
Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2)
Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8)
Âm tính Dương tính
Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin
Cùng hiện diện với với bệnh tự miễn khác Hiếm
Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì Không có Nếu có, phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc Thường gặp nhất là hội chứng chuyển hóa

Bảng trên đây chỉ mang tính tham khảo, thực tế trên lâm sàng các bác sĩ có thể gặp nhiều ca bệnh có những dấu hiệu trùng lặp giữa 2 type đái tháo đường. Khi đó bác sĩ cần theo dõi, đánh giá kỹ lưỡng để có thể phân loại chính xác, điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
  • Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư BT Việt Nam
    Đơn vị phân phối độc quyền Zell-V tại Việt Nam
  • Add : B9-B10 Richland Tower, Ngõ 233 Xuân Thuỷ - Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại tư vấn : 024 36 83 9999
  • Hotline : 0973 059 555
  • Email : tuvan@yhoctaisinh.com
  • Website : www.yhoctaisinh.com
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

NHẬN TÀI LIỆU VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

về Liệu pháp Y học tái sinh

Scroll to Top