Rất nhiều người gặp phải tình trạng khô miệng và đắng miệng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Đừng quá chủ quan, đó có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.
Trào ngược dịch mật
Đây là hiện tượng khi dịch mật ở ruột non trào ngược lên dạ dày và thực quản gây nên hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy. Nguyên nhân có thể do van môn vị ngăn cách giữa ruột non và dạ dày bị hư tổn không đóng kín hoặc có thể do một số rối loạn trong cơ thể của mỗi người.
Trào ngược dạ dày
Đắng miệng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản, cần khám kỹ lưỡng để tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sau. Đây là bệnh khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng.
Một số triệu chứng triệu chứng khác có thể là như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng… dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
![]() |
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu.
Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư.
Suy giảm chức năng gan
Gan là bộ phận quan trọng, đảm bảo nhiệm vụ điều hòa các phản ứng hóa sinh, giúp chuyển hóa cũng như trong công cuộc thanh lọc các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Một khi gan bị tổn thương hay làm việc quá sức sẽ khiến suy giảm chức năng gan và gây ra các bệnh về gan. Trong đó, dấu hiệu gan bị tổn thương là tình trạng đắng miệng, đây là dấu hiệu gặp phải ở rất nhiều người.
Mang thai
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải tình trạng có vị đắng trong miệng. Nguyên nhân do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, có thể ảnh hưởng đến giác quan, gây ra cảm giác thèm ăn hoặc tạo cảm giác khiến một số thực phẩm có mùi khó chịu.
![]() |
Thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là vitamin B2
Một trong số là vấn đề một số nguyên tố vi lượng bị thiếu trong cơ thể, chẳng hạn như vitamin B2. Nhiều người không biết nhiều về vitamin B2. Đây là một loại vitamin có thể bị mất khi mất protein và cần được bổ sung thông qua thực phẩm.
Nếu chế độ ăn kiêng quá kén chọn, cơ thể có ít vitamin B2 và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và gây ra các vấn đề về khoang miệng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vitamin B2 chủ yếu có trong thực phẩm thực vật như nội tạng động vật, tảo bẹ, nấm… Chế độ ăn uống nên được cân bằng và không phải là một phần cho những người kén ăn.
Bệnh lý về răng miệng
Một số bệnh lý về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm lợi… sẽ giúp cho các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, chúng sẽ phân hủy các thức ăn dư thừa trong kẽ răng, chuyển hóa các chất vô cơ thành hữu cơ, làm giảm lượng nước bọt trong khoảng miệng vì thế nên bạn sẽ có hiện tượng đắng miệng sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng.
![]() |
Do thuốc
Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tình trạng đắng miệng. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.
Các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng bao gồm:
- Thuốc tim.
- Thuốc lithium.
- Thuốc kháng sinh.
- Vitamin có chứa khoáng chất hoặc kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm.
Vi khuẩn tích tụ
Mặc dù chúng ta đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối, nhưng vẫn khó tránh khỏi tình trạng vi khuẩn tích tụ trong miệng. Một lượng lớn vi khuẩn sẽ khiến răng bị phủ lớp mảng bám vàng.
Điều này không chỉ làm cho hơi thở có mùi, mà còn làm cho miệng khô và đắng. Một số người đánh răng không đúng cách, thường đánh răng theo chiều ngang có thể dễ dàng gây viêm nướu. Nếu bạn bị viêm nướu, tình trạng khô miệng và đắng càng phổ biến hơn vào ban đêm.
![]() |
Căng thẳng và lo lắng
Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể, điều này thường làm thay đổi vị giác. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng, yếu tố nguy cơ dẫn đến vị đắng.