LÀM SAO ĐỂ NGĂN CHẶN VIÊM DA DẠNG CHÀM BÙNG PHÁT TRONG MÙA LẠNH

Những ngày này, bạn có thấy thời tiết trở nên mát dịu hơn chưa? Trời đã chớm thu đông rồi đó. Bên cạnh niềm hân hoan đón chào mùa thay áo mới, bạn hãy chuẩn bị những tips bảo vệ da trước khi trời trở lạnh. Nhất là người bệnh chàm, vì đây sẽ là một mùa không mấy dễ chịu bởi những đợt bùng phát cơn ngứa dữ dội.

Thời tiết lạnh, khô hanh bệnh chàm lại tái phát, vì sao?

Trời chớm lạnh, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thú vị vì được tận hưởng không khí mát mẻ. Song, với người bệnh chàm, đây có lẽ sẽ là một mùa “ám ảnh” với họ bởi những cơn ngứa triền miên, từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ.

Không phải tự nhiên khi các dịp chuyển mùa như thu – đông là thời điểm các phòng khám da liễu, bệnh viện tiếp nhận lượng bệnh nhân chàm đến khám tăng vọt. Theo TS.BS Đào Hoàng Thiên Kim – Giảng viên Da liễu – Thẩm mỹ nội khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, một số nguyên nhân làm bệnh chàm tái phát và trầm trọng hơn vào mùa đông có thể kể đến:

• Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ sẽ có sự thay đổi rõ rệt, khiến cho da của người bệnh bị kích ứng, từ đó “kích hoạt” bệnh chàm tái phát nhanh chóng.

• Hơn nữa, vì thời tiết thường khô hanh, độ ẩm thấp, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên nên thường bị khô quá mức, dễ nứt nẻ. Nếu không được dưỡng ẩm đầy đủ sẽ gây ngứa, thậm chí là chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

• Ngoài ra, khi trời trở lạnh chính là lúc sức đề kháng của cơ thể dễ suy giảm, nên cũng khiến bệnh chàm dễ bùng phát hơn.

photo-1638432839827

Mùa đông vừa chạm ngõ nhưng nhìn những hình ảnh này bạn đã thấy rát rồi phải không? (Ảnh minh họa)

“Viêm da dạng chàm (tên gọi khoa học là Eczema) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành, người già. Chàm được phân ra làm nhiều loại như chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa (atopic dermatitis), chàm khô nứt nẻ (asteatotic eczema), chàm đồng tiền, viêm da dầu, chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc kích ứng và dị ứng, viêm da tã lót, tự mẫn cảm da, viêm da ánh sáng, viêm da quanh miệng, bệnh da lòng bàn chân ở trẻ vị thành niên.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết một cách rõ ràng về căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của chàm nhưng có thể do cơ địa dị ứng (người mắc hen, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao mắc chàm), do kích thích của hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Thời tiết lạnh, stress, đổ mồ hôi nhiều và các dị nguyên từ không khí như phấn hoa, dị nguyên từ thức ăn như trứng, sữa bò, củ lạc… cũng là những nguyên nhân có thể khởi động một phản ứng miễn dịch gây viêm da” – TS.BS Đào Hoàng Thiên Kim cho biết.

Ngứa “điên đảo” vào mùa đông, nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh chàm

Bạn đang khó chịu vì bệnh chàm ư? Thực tế thì không chỉ riêng mình bạn đâu. Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới với khoảng 10% dân số. Ở Việt Nam, bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da.

Đặc trưng của bệnh chàm là viêm, các đám ban đỏ hình tròn, da dày cộm lên, sần sùi thô ráp. Trên bề mặt có các mụn nước, có vảy tiết, ngứa ngáy và loét, cùng với đó da sẽ bong tróc lớp này tới lớp khác.

Theo TS.BS Đào Hoàng Thiên Kim, bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn:

• Ban đầu xuất hiện hồng ban da, nổi mẩn đỏ, thậm chí triệu chứng nặng có thể đỏ da toàn thân, hình thành các mụn nước.

• Khi mụn nước vỡ, các vùng tổn thương lành, sau đó vùng da mới sẽ tróc vảy và dày lên, sậm màu hơn các vùng da khác.

Đặc biệt, xen kẽ từng giai đoạn là triệu chứng ngứa rất dữ dội và kéo dài dai dẳng. Đây là tình trạng khiến người bệnh khó chịu nhất, dù đêm hay ngày, những cơn ngứa ngáy như châm chích, cảm giác rát bỏng đều rõ nét, làm người bệnh đứng ngồi không yên.

Cảm giác ngứa “điên đảo” thôi thúc người bệnh gãi nhiều hơn dẫn đến trợt lở rách da, điều này không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, suy giảm năng suất công việc mà còn đưa đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da, nhiễm nấm, viêm da tróc vảy, các vấn đề về mắt (viêm mí mắt, viêm kết mạc, giảm thị lực, đục thủy tinh thể và bong võng mạc), rối loạn giấc ngủ, tinh thần sa sút…

Để mùa đông không còn khắc nghiệt với người bệnh chàm

Chỉ còn vài tháng nữa, năm 2021 sẽ khép lại. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay sẽ đến sớm. Miền Bắc rét đậm, rét hại đến sớm hơn và có khả năng sẽ khắc nghiệt hơn so với năm trước.

Đây có lẽ là tín hiệu không vui với người bệnh chàm. Nhưng thay vì để căn bệnh này gây phiền toái thì ngay bây giờ nên lên phương án chăm sóc da để ứng phó với mùa đông sắp tới. Theo TS.BS Đào Hoàng Thiên Kim, để giảm thiểu sự bùng phát bệnh chàm và làm dịu làn da bị kích thích trong mùa đông, bạn nên:

• Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột bằng cách đeo găng tay, khăn quàng cổ và đội mũ khi ra ngoài để giữ ấm.

• Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.

• Ngoài ra, không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

• Cắt ngắn móng tay, hạn chế gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

• Nếu có điều kiện, sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong nhà để cấp thêm độ ẩm cho không khí, sẽ giúp ngăn chặn da nứt nẻ và bị kích thích…

• Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng.

• Đồng thời, có thể sử dụng các loại thuốc theo đơn như kem chứa hydrocortisone để giảm ngứa, thuốc ức chế calcineurin tại chỗ, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm không steroid….

• Bổ sung vitamin D cũng là điều cần thiết, một số nghiên cứu đã chỉ ra vitamin này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh chàm và hạn chế các đợt bùng phát.

Đặc biệt, dưỡng ẩm cho da là một bước điều trị lâu dài vô cùng quan trọng đối với bệnh chàm. Dưỡng ẩm tốt không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng khô và ngứa da, phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da mà còn giúp làm giảm thời gian và mức độ sử dụng corticoid.

“Bạn cần biết rằng, dưỡng ẩm có 2 loại, thoa và làm sạch. Nhiều người không dám sử dụng gel làm sạch vì sợ hóa chất nhưng thực tế vẫn có những dòng sản phẩm chuyên biệt dành cho da bị chàm, dùng được cho cả trẻ nhỏ. Thường, dòng sản phẩm này vừa cung cấp đầy đủ các chất dưỡng ẩm và bổ sung thêm chất chống ngứa, phục hồi da, không có chất tạo mùi, tạo màu” – TS.BS Đào Hoàng Thiên Kim cho biết.

Chúng ta nên ưu tiên chọn sản phẩm có tỷ lệ giống thành phần da và có tác dụng hỗ trợ phục hồi da tổn thương. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm chứa công thức sinh học đang dần trở thành xu hướng làm đẹp, bởi đây là phương thức tự nhiên giúp hệ sinh thái làn da dần quay về trạng thái cân bằng.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
  • Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư BT Việt Nam
    Đơn vị phân phối độc quyền Zell-V tại Việt Nam
  • Add : B9-B10 Richland Tower, Ngõ 233 Xuân Thuỷ - Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại tư vấn : 024 36 83 9999
  • Hotline : 0973 059 555
  • Email : tuvan@yhoctaisinh.com
  • Website : www.yhoctaisinh.com
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

NHẬN TÀI LIỆU VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

về Liệu pháp Y học tái sinh

Scroll to Top