Nếu bạn đang ăn kiêng nhằm giảm cân mà không đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn có thể muốn tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mục tiêu của mình, chính là giấc ngủ.
Giấc ngủ ngon cũng quan trọng như việc di chuyển và cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta, vì nó cho chúng ta thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
Các chuyên gia nói rằng chúng ta nên ngủ trung bình 6-8 tiếng mỗi đêm, nhưng công việc căng thẳng, gia đình hoặc thậm chí là các thiết bị điện tử khiến chúng ta không ngủ đủ giấc mỗi đêm. Không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta hoạt động và cuối cùng là thói quen ăn uống. Nhưng liệu chúng ta có thể mất calo khi ngủ không và việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của chúng ta như thế nào?
Giấc ngủ có ảnh hưởng đến việc giảm cân không?
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định chúng ta thực sự đốt cháy calo khi ngủ. Hầu hết mọi người đốt cháy trung bình 50 calo một giờ khi ngủ, nhưng số lượng chính xác dựa trên tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của mỗi người (BMR).
Tất nhiên, chúng ta càng ngủ nhiều thì lượng calo đốt cháy càng nhiều. Vì vậy, một người chỉ ngủ trung bình 5 giờ mỗi đêm có khả năng đốt cháy ít calo hơn so với người thường xuyên ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải học cách ngủ lâu hơn nếu bạn thường xuyên không ngủ được nhiều.
Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân. Flo Seabright – nhà dinh dưỡng học và người sáng lập FBF Collective (Hoa Kỳ) nói với Live Science: ‘Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm, cho dù đó là vì tuân thủ chế độ cân bằng, lành mạnh ‘bình thường’. Chế độ ăn kiêng chỉ trở nên khó khăn hơn khi bạn thiếu ngủ hoặc cách lựa chọn thực phẩm cung, chẳng hạn như thức ăn có đường’.
Seabright cũng nói rằng, khi nhắc đến giấc ngủ, chất lượng thực sự quan trọng hơn số lượng: ‘Giấc ngủ chất lượng là chìa khóa cho phép cơ thể bạn hoạt động tối ưu và là một cách quan trọng để cơ thể bạn có thể phục hồi và thực hiện các quá trình sinh học quan trọng, chẳng hạn như như điều hòa hormone – bao gồm những hormone liên quan đến cảm giác đói, thèm ăn và no’, Seabright nói.
Giấc ngủ là chìa khóa để cơ thể điều chỉnh các hormone
Hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Ví dụ, hầu hết chúng ta cảm thấy đói hơn bình thường khi uống rượu vào đêm hôm trước, vì chúng ta có giấc ngủ kém chất lượng và hormone bị rối loạn.
Nghiên cứu của PLos Med cho thấy khi ghrelin và leptin, hai hormone đói, bị tác động, gây gián đoạn giấc ngủ, có thể thay đổi chế độ ăn hoặc mức độ thèm ăn của chúng ta. Ghrelin, một loại hormone giúp cho bạn biết mình đang đói, được tiết ra khi bạn đói, trong khi Leptin giúp ngăn chặn cơn đói và thông báo cho não biết khi bạn đói.
Tuy nhiên, Seabright cho biết: ‘Giấc ngủ là chìa khóa để cơ thể chúng ta điều chỉnh các hormone này. Khi cơ thể không thể điều chỉnh các hormone này một cách hợp lý, kết quả có thể là tăng mức độ đói và giảm cảm giác no’.
Thực tế, nghiên cứu về hai loại hormone này, với hơn 1000 người, đã phát hiện ra rằng những người tham gia ngủ trong thời gian ngắn hơn những người có giấc ngủ ngon, có mức ghrelin cao hơn (14,9%) và mức leptin thấp hơn (15,5%). Trong khi mức BMI cũng cao hơn ở những người tham gia ngủ ít giờ hơn mỗi đêm.
Seabright giải thích: ‘Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, ghrelin, ‘hormone đói’ và leptin, ‘hormone tạo cảm giác no’, có thể bị mất cân bằng dẫn đến tăng cảm giác đói và giảm cảm giác no suốt cả ngày’.
Nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng đến giảm cân?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến cách phản ứng của quá trình trao đổi chất. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã nghiên cứu một nhóm nam giới, ở trong môi trường mát hơn trong hơn một tháng và phát hiện điều làm tăng tốc độ trao đổi chất của họ và đốt cháy chất béo nâu, nhằm làm cho họ ấm hơn khi ngủ.
Công việc của chất béo nâu, còn được gọi là mô mỡ, là giúp bạn giữ ấm khi bị lạnh – nó được kích hoạt khi cơ thể của bạn ở một nhiệt độ nhất định và do đó lượng calo dễ bị đốt cháy hơn khi bạn lạnh.