Rất nhiều loại thực phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày, ‘mặc định’ rằng chúng vô hại nhưng thực tế, chính bạn đang phá nát lá gan của mình và tự huỷ hoại sức khoẻ vô cùng nghiêm trọng.
Nước ngọt
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ngọt dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hơn những người ít sử dụng. Các nghiên cứu này không chứng minh được nước ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh, nhưng nếu hạn chế uống soda mỗi ngày sẽ có lợi cho bạn trong việc chuyển sang một loại thức uống mới tốt hơn cho sức khỏe.
Trái cấy sấy khô
Trái cây khô thường có hàm lượng đường rất cao, gây hại cho gan. Đặc biệt, trái cây sấy khô có hàm lượng đường fructoza cao, là một loại đường không phân hủy trong cơ thể theo cách như các loại đường khác, kết quả phân hủy này có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm gan và gan nhiễm mỡ.
Gạo mốc
Đừng nghĩ rằng bạn có thể nấu chín gạo để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại. Sự thật là dạo rất dễ bị biến chất và phát triển aflatoxin.
Thực phẩm tinh bột mốc
Aflatoxin được tìm thấy trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là trong thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Các loại tinh bột chứa chất gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Rau quả đóng hộp
Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.
Nấm tai mèo
Nấm tai mèo chứa một lượng lớn protein và cellulose. Tuy nó không có độc tố nhưng sau một thời gian dài, nó có thể biến chất để tạo ra các độc tố sinh học tương tự, hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm.
Hạt đắng
Nếu bạn ăn phải hạt đắng, hãy nhổ nó ra và súc miệng kịp thời, bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương,… là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Sản phẩm chế biến từ đậu không rõ nguồn gốc
Để giảm chi phí, một số người sử dụng hạt vừng, đậu phộng và thậm chí cả hạt vừng và đậu phộng hư hỏng để làm bột mè và bơ đậu phộng, mà đậu phộng hư hỏng có chứa aflatoxin. Và sản phẩm chế biến này khó xác định hơn so với đậu phộng mốc.
Rượu bia
Rượu bia thật sự là một “chất độc” đối với gan. Khi những chất độc này đi vào cơ thể, gan làm nhiệm vụ biến đổi và chuyển hóa để loại thải rượu bia ra ngoài cơ thể. Lạm dụng rượu bia quá mức là tình trạng tế bào gan hoạt động quá mức, gây độc tế bào gan.
Đường
Ăn quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng mà còn gây hại cho gan của bạn.
Tại gan, fructose sẽ được chuyển hóa và một phần tạo thành các giọt chất béo. Vì vậy, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và si-rô hàm lượng fructose cao sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh lý về gan. Một số nghiên cứu cho thấy đường có thể gây hại cho gan tương đương với rượu, ngay cả khi bạn không bị thừa cân. Do đó cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt.
Măng tươi
Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ.
Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Đồ nướng, rán
Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,…
Thường là nướng đồ mỡ, giàu chất đạm, khi chuyển hóa đều cần nước, bởi cơ thể 55-70% là nước. Nếu không uống đủ nước sẽ gây mệt mỏi cho cơ quan chuyển hóa, làm cho quá trình chuyển hóa không bình thường, khiến cho gốc tự do tấn công tế bào, có thể gây nổi mụn, ngứa, hen, ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp xảy ra trong quá trình chuyển hóa không bình thường, gốc tự do.
Bí quyết để gan luôn khỏe mạnh:
– Tập thể dục, tăng cường sức khỏe, kiểm soát trọng lượng cơ thể.
– Khám và kiểm tra định kỳ đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ (nhiễm viêm gan siêu vi B, C, uống nhiều rượu bia, gia đình có người mắc bệnh gan, béo phì).
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp: ít béo, tránh dư thừa chất đạm, chất ngọt, không nên ăn quá nhiều thức ăn chế biến theo kiểu chiên rán, nướng cháy khét, sử dụng nhiều gia vị, hóa chất…
– Ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi có chứa chất xơ.
– Tránh xa các chất kích thích có chứa nồng độ cồn cao, nhất là rượu bia. Rượu bia chính là “kẻ thù” làm suy hại các chức năng gan.
– Chủng ngừa viêm gan siêu vi B nếu không có chống chỉ định, chủng ngừa giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh 90% cho trẻ em và người lớn.