CÁCH ĐỌC CÁC THÀNH PHẦN TRÊN NHÃN SẢN PHẨM

Hiện nay, phần đông người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa có thói quen đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, đây là một thao tác rất cần thiết, giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bản thân và cả gia đình. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang điều trị những bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

 

Chất dinh dưỡng được thể hiện trên nhãn thường bao gồm: chất béo, lượng đường, chất đạm, tinh bột và các khoáng chất. Tùy theo chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe, bạn có thể tính toán những thông số trên để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa đẩy lùi các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

1. Khẩu phần (serving)

Khẩu phần là thông tin đầu tiên được liệt kê trong thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Thông thường, mỗi nhãn đều ghi rõ hai yếu tố: khẩu phần chuẩn (serving size) là khẩu phần phù hợp cho 1 lần sử dụng và số khẩu phần trong mỗi gói sản phẩm (servings per container). Ví dụ với nhãn dinh dưỡng của một loại bánh quy như bên dưới, bạn sẽ đọc thấy gợi ý cho mỗi lần dùng là 1 chiếc bánh và một gói là đủ cho 12 lần dùng.

Khẩu phần và lượng calo trong mỗi khẩu phần

2. Lượng calories

Thông tin quan trọng kế tiếp là calories trong mỗi khẩu phần chuẩn. Mục này cũng gồm hai giá trị là lượng calories nói chung và lượng calories có nguồn gốc từ chất béo (calories from fat). Tiếp tục ví dụ ở trên, mỗi khi ăn 1 chiếc bánh, bạn sẽ hấp thu 160 calories, trong đó có 60 calories là từ chất béo. Khi dùng hết gói bánh (12 lần), bạn sẽ hấp thụ tổng cộng 1920 calories, với 720 calories có nguồn gốc chất béo.

3. Các chất cần hạn chế

Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất béo, kể cả chất béo bão hòa (saturated fat) lẫn chất béo chuyển hóa (trans fat). Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mỗi ngày bạn chỉ nên hấp thụ tối đa 11-13 gram chất béo bão hòa và càng ít chất béo chuyển hóa càng tốt. Bên cạnh đó, muối Natri (sodium) cũng là một trong những thành phần người tăng huyết áp nên hạn chế. Khi lựa chọn thực phẩm, hãy ghi nhớ rằng bạn không nên dùng quá 1500 mg muối khoáng mỗi ngày.

Chất béo và sodium là những thành phần nên tránh

4. Các chất cần bổ sung

Ngay bên dưới các chất cần hạn chế là thông tin về chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung đủ cho cơ thể mỗi ngày. Những chất này thường được ký hiệu bằng màu xanh dương và bao gồm: chất xơ (fiber), vitamin A, vitamin C, canxi (calcium) và chất sắt (iron). Khi ăn uống đủ chất, cơ thể bạn không chỉ trở nên khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa hàng loạt nguy cơ, nhất là các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng như tăng huyết áp.

Chất xơ và các vitamin là những thành phần cần bổ sung

5. Phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày (% daily value)   

Cuối cùng, phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày cho bạn biết mỗi khi dùng khẩu phần chuẩn, bạn cung cấp bao nhiêu phần trăm chất dinh dưỡng cho cơ thể, so với lượng trung bình mỗi ngày là 2000 calories. Ví dụ trên nhãn có ghi vitamin A 2%, nghĩa là mỗi khi ăn 1 chiếc bánh, bạn đã cung cấp cho cơ thể 2% lượng vitamin A cần có mỗi ngày. Cũng theo AHA, thực phẩm được xem là chứa ít dinh dưỡng khi hàm lượng chất đó từ 5% trở xuống, và chứa nhiều chất dinh dưỡng khi hàm lượng chất đó từ 20% trở lên.

Phần trăm dinh dưỡng hàng ngày

Hi vọng với những lưu ý ở trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Đồng thời, những chỉ dẫn này cũng sẽ giúp bạn đỡ băn khoăn khi mua thực phẩm ở chợ, siêu thị và tự tin chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng cho bản thân cũng như gia đình.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
  • Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư BT Việt Nam
    Đơn vị phân phối độc quyền Zell-V tại Việt Nam
  • Add : B9-B10 Richland Tower, Ngõ 233 Xuân Thuỷ - Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại tư vấn : 024 36 83 9999
  • Hotline : 0973 059 555
  • Email : tuvan@yhoctaisinh.com
  • Website : www.yhoctaisinh.com
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

NHẬN TÀI LIỆU VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

về Liệu pháp Y học tái sinh

Scroll to Top